Hỏi 1: Xin cha cho con biết tại sao, trong việc tuyên xưng đức tin và Kinh Tin Kính, chúng ta không tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào sự Hiện Diện Thật Sự của Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô trong phép Thánh Thể? - D. K., Norwalk, Connecticut, Mỹ.
Đáp: Các lý do đều là lịch sử, nhưng cũng liên quan đến mục đích của phụng vụ.
Từ góc độ lịch sử, Kinh Tin Kính, như chúng ta biết, lần đầu được phác thảo tại Công đồng Nicea (năm 325) và Constantinople (năm 381), mặc dù trong hình thức phát triển của nó, lần đầu tiên nó xuất hiện trong các văn kiện của Công đồng Chalcedon (năm 451).
Kinh Tin Kính này có thể dựa trên một sự tuyên xưng đức tin lúc rửa tội, và gói gọn những gì được xem là nội dung cơ bản của đức tin.
Trước tiên, Kinh Tin Kính này là lời đáp trả với lạc giáo Arian và các lạc giáo khác, và bảo vệ giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi, cùng nhân tính thật và thần tính của Chúa Kitô. Kinh Tin Kinh chưa bao giờ có ý định trình bày đầy đủ mọi khía cạnh của đức tin.
Bởi vì Kinh này là cần thiết để bảo vệ nền tảng của đức tin, các vấn đề như bản chất của bí tích Thánh Thể là không đơn giản trên chân trời thần học, và không được bàn đến trong nhiều thế kỷ.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, sự viên mãn của giáo lý phép Thánh Thể thường được giải thích chỉ sau khi rửa tội - như vậy, chỉ sau khi các Kitô hữu mới đã công khai đọc kinh Tin Kính.
Việc thực hành đọc kinh Tin Kính trong Thánh lễ được gán cho Thượng phụ Timôthê (Timothy) thành Constantinople (511-517), và sáng kiến này đã được sao chép trong các nhà thờ khác dưới ảnh hưởng của đế quốc Byzantine, trong đó có một phần đất của Tây Ban Nha đang thuộc về đế quốc này thời ấy.
Khoảng năm 568, hoàng đế Byzantine Justinian đã ra lệnh đọc Kinh Tin kính ở mọi Thánh lễ trong lãnh địa của mình. Hai mươi năm sau (năm 589) vua Reccared, người Visigoth của Tây Ban Nha, từ bỏ tà thuyết Arian nhằm có lợi cho đạo Công Giáo, và ra lệnh đọc Kinh Tin Kính trong mọi Thánh Lễ.
Khoảng hai thế kỷ sau, chúng ta thấy việc thực hành đọc Kinh Tin Kính ở Pháp, và tập tục này lây lan chậm đến các vùng đất khác của Bắc Âu.
Cuối cùng, năm 1114, khi Hoàng đế Henry II đến Rôma dự lễ đăng quang của mình như là Hoàng Đế Rôma Thánh, ông rất ngạc nhiên rằng người ta không đọc kinh Tin Kính ở đây. Ông được người ta cho biết bởi vì Rôma đã không bao giờ mắc sai lầm trong vấn đề đức tin, nên người Rôma không cần tuyên xưng đức tin với Kinh Tin kính trong Thánh lễ. Tuy nhiên, trong sự kính trọng Hoàng đế, Kinh Tin Kính đã được đọc và được duy trì đọc kể từ đó, nhưng không phải trong mọi Thánh lễ, nhưng chỉ trong các ngày Chúa Nhật và một số lễ trọng mà thôi.
Kitô hữu phương Đông và phương Tây sử dụng cùng một Kinh Tin Kính như nhau, ngoại trừ phiên bản Latinh đưa thêm cụm từ "filioque" (và Đức Chúa Con) cho khoản về sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần, và sự khác biệt này đã gia tăng các cuộc thảo luận thần học bất tận và rất phức tạp.
Bất chấp sự khác biệt này, có một sự hiểu biết chung giữa tất cả các Kitô hữu rằng Kinh Tin Kính cứ nên để như thế, và rằng không phải là Kinh Tin Kính, cũng không chính Thánh Lễ, là một nơi thích hợp để đưa ra sự diễn tả kỹ thuật cho tất cả các nội dung của đức tin.
Tuy nhiên, ở một mức độ khác, toàn bộ Thánh Lễ là tự nó một sự tuyên xưng đức tin. Đó là đức tin sống động, được cử hành và đề cao trong một hành động vĩ đại và cao cả của sự thờ phượng, vốn được chuyển đổi thành một đức tin để thấm đẫm mọi khía cạnh của sinh hoạt hàng ngày.
Mặc dù không có sự đề cập rõ ràng đến sự Hiện Diện Thật Sự trong Kinh Tin Kính, người Công Giáo tuyên xưng đức tin Thánh Thể của họ, qua hầu hết mọi lời nói và cử chỉ trong Thánh lễ, và đặc biệt qua lời thưa Amen của họ vào cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, và khi họ Rước Lễ.
Trong một cung cách tương tự, theo phụng vụ, họ bày tỏ đức tin của mình trong các tín điều khác không có trong Kinh Tin Kính. Việc chúng ta tham dự Thánh lễ trong ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời cũng tuyên xưng đức tin của chúng ta vào các giáo lý này.
Việc chúng ta đi xưng tội hay lãnh Bí tích Xức dầu khẳng định niềm tin của chúng ta vào chính hệ thống bí tích, và chúng ta tin rằng Chúa Kitô đã trao cho Giáo Hội quyền tha tội.
Nói tóm lại, mọi hành vi của phượng tự đều là một sự tuyên xưng đức tin, do bản chất của nó.
Hỏi 2: Được phép bỏ đọc Kinh Tin Kính trong các lễ Chúa Nhật và lễ trọng không? – Một số độc giả.
Đáp: Theo Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma:
"67. Kinh Tin Kính, cũng gọi là lời tuyên xưng đức tin, nhằm làm cho giáo dân tập họp đáp lại Lời Chúa, được loan báo trong các bài đọc và giải thích trong bài diễn giảng, đồng thời khi đọc qui luật đức tin theo công thức chấp thuận dùng trong phụng vụ, họ nhớ lại và tuyên xưng những mầu nhiệm chính của đức tin trước khi bắt đầu cử hành Thánh Thể.
“68. Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng; cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể.
“Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên.
“Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hay chia làm hai đối đáp nhau” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Như vậy, không có điều khoản cho phép bỏ qua Kinh Tin Kính, khi đã qui định rồi, và linh mục không có quyền bỏ qua như thế.
Tuy nhiên, có những lần khi các sách phụng vụ nêu ra rằng Kinh Tin Kính có thể được bỏ qua, chẳng hạn trong Thánh lễ có rửa tội, truyền chức thánh hoặc khấn Dòng.
Về việc đọc Kinh Tin Kính, Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" số 69, khẳng định: "Trong Thánh Lễ, cũng như trong các cử hành Phụng Vụ thánh khác, không được phép sử dụng một Kinh Tin Kính hay cách Tuyên Xưng Đức Tin không có trong các sách phụng vụ được phê chuẩn hợp lệ” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Về Kinh Tin kính nào được qui định đọc, nói chung Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli (Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng…) nên được sử dụng. Sách Lễ Rôma mới cũng cung cấp một Kinh Tin Kính tùy chọn khác, đó là Kinh Tin Kính các thánh Tông đồ (Symbol of the Apostles, Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất…), đặc biệt dùng trong các mùa Chay và mùa Phục Sinh.
Một số quốc gia đã được phép luôn sử dụng Kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ. Nhiều Giám mục đã than phiền sự chọn lựa này, vì nó tước đi khỏi các tín hữu một trong các kho tàng của Giáo Hội; các ngài đã đề nghị quay trở lại với việc sử dụng cả hai văn bản.
Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Kinh Tin Kính thường được thay thế bằng các lời nhắc lại lời hứa rửa tội.
Đáp: Các lý do đều là lịch sử, nhưng cũng liên quan đến mục đích của phụng vụ.
Từ góc độ lịch sử, Kinh Tin Kính, như chúng ta biết, lần đầu được phác thảo tại Công đồng Nicea (năm 325) và Constantinople (năm 381), mặc dù trong hình thức phát triển của nó, lần đầu tiên nó xuất hiện trong các văn kiện của Công đồng Chalcedon (năm 451).
Kinh Tin Kính này có thể dựa trên một sự tuyên xưng đức tin lúc rửa tội, và gói gọn những gì được xem là nội dung cơ bản của đức tin.
Trước tiên, Kinh Tin Kính này là lời đáp trả với lạc giáo Arian và các lạc giáo khác, và bảo vệ giáo lý về Thiên Chúa Ba Ngôi, cùng nhân tính thật và thần tính của Chúa Kitô. Kinh Tin Kinh chưa bao giờ có ý định trình bày đầy đủ mọi khía cạnh của đức tin.
Bởi vì Kinh này là cần thiết để bảo vệ nền tảng của đức tin, các vấn đề như bản chất của bí tích Thánh Thể là không đơn giản trên chân trời thần học, và không được bàn đến trong nhiều thế kỷ.
Ngoài ra, trong giai đoạn đầu, sự viên mãn của giáo lý phép Thánh Thể thường được giải thích chỉ sau khi rửa tội - như vậy, chỉ sau khi các Kitô hữu mới đã công khai đọc kinh Tin Kính.
Việc thực hành đọc kinh Tin Kính trong Thánh lễ được gán cho Thượng phụ Timôthê (Timothy) thành Constantinople (511-517), và sáng kiến này đã được sao chép trong các nhà thờ khác dưới ảnh hưởng của đế quốc Byzantine, trong đó có một phần đất của Tây Ban Nha đang thuộc về đế quốc này thời ấy.
Khoảng năm 568, hoàng đế Byzantine Justinian đã ra lệnh đọc Kinh Tin kính ở mọi Thánh lễ trong lãnh địa của mình. Hai mươi năm sau (năm 589) vua Reccared, người Visigoth của Tây Ban Nha, từ bỏ tà thuyết Arian nhằm có lợi cho đạo Công Giáo, và ra lệnh đọc Kinh Tin Kính trong mọi Thánh Lễ.
Khoảng hai thế kỷ sau, chúng ta thấy việc thực hành đọc Kinh Tin Kính ở Pháp, và tập tục này lây lan chậm đến các vùng đất khác của Bắc Âu.
Cuối cùng, năm 1114, khi Hoàng đế Henry II đến Rôma dự lễ đăng quang của mình như là Hoàng Đế Rôma Thánh, ông rất ngạc nhiên rằng người ta không đọc kinh Tin Kính ở đây. Ông được người ta cho biết bởi vì Rôma đã không bao giờ mắc sai lầm trong vấn đề đức tin, nên người Rôma không cần tuyên xưng đức tin với Kinh Tin kính trong Thánh lễ. Tuy nhiên, trong sự kính trọng Hoàng đế, Kinh Tin Kính đã được đọc và được duy trì đọc kể từ đó, nhưng không phải trong mọi Thánh lễ, nhưng chỉ trong các ngày Chúa Nhật và một số lễ trọng mà thôi.
Kitô hữu phương Đông và phương Tây sử dụng cùng một Kinh Tin Kính như nhau, ngoại trừ phiên bản Latinh đưa thêm cụm từ "filioque" (và Đức Chúa Con) cho khoản về sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần, và sự khác biệt này đã gia tăng các cuộc thảo luận thần học bất tận và rất phức tạp.
Bất chấp sự khác biệt này, có một sự hiểu biết chung giữa tất cả các Kitô hữu rằng Kinh Tin Kính cứ nên để như thế, và rằng không phải là Kinh Tin Kính, cũng không chính Thánh Lễ, là một nơi thích hợp để đưa ra sự diễn tả kỹ thuật cho tất cả các nội dung của đức tin.
Tuy nhiên, ở một mức độ khác, toàn bộ Thánh Lễ là tự nó một sự tuyên xưng đức tin. Đó là đức tin sống động, được cử hành và đề cao trong một hành động vĩ đại và cao cả của sự thờ phượng, vốn được chuyển đổi thành một đức tin để thấm đẫm mọi khía cạnh của sinh hoạt hàng ngày.
Mặc dù không có sự đề cập rõ ràng đến sự Hiện Diện Thật Sự trong Kinh Tin Kính, người Công Giáo tuyên xưng đức tin Thánh Thể của họ, qua hầu hết mọi lời nói và cử chỉ trong Thánh lễ, và đặc biệt qua lời thưa Amen của họ vào cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, và khi họ Rước Lễ.
Trong một cung cách tương tự, theo phụng vụ, họ bày tỏ đức tin của mình trong các tín điều khác không có trong Kinh Tin Kính. Việc chúng ta tham dự Thánh lễ trong ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm và lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời cũng tuyên xưng đức tin của chúng ta vào các giáo lý này.
Việc chúng ta đi xưng tội hay lãnh Bí tích Xức dầu khẳng định niềm tin của chúng ta vào chính hệ thống bí tích, và chúng ta tin rằng Chúa Kitô đã trao cho Giáo Hội quyền tha tội.
Nói tóm lại, mọi hành vi của phượng tự đều là một sự tuyên xưng đức tin, do bản chất của nó.
Hỏi 2: Được phép bỏ đọc Kinh Tin Kính trong các lễ Chúa Nhật và lễ trọng không? – Một số độc giả.
Đáp: Theo Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma:
"67. Kinh Tin Kính, cũng gọi là lời tuyên xưng đức tin, nhằm làm cho giáo dân tập họp đáp lại Lời Chúa, được loan báo trong các bài đọc và giải thích trong bài diễn giảng, đồng thời khi đọc qui luật đức tin theo công thức chấp thuận dùng trong phụng vụ, họ nhớ lại và tuyên xưng những mầu nhiệm chính của đức tin trước khi bắt đầu cử hành Thánh Thể.
“68. Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và lễ trọng; cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể.
“Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên.
“Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hay chia làm hai đối đáp nhau” (Bản dịch Việt ngữ của linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo phận Nha Trang).
Như vậy, không có điều khoản cho phép bỏ qua Kinh Tin Kính, khi đã qui định rồi, và linh mục không có quyền bỏ qua như thế.
Tuy nhiên, có những lần khi các sách phụng vụ nêu ra rằng Kinh Tin Kính có thể được bỏ qua, chẳng hạn trong Thánh lễ có rửa tội, truyền chức thánh hoặc khấn Dòng.
Về việc đọc Kinh Tin Kính, Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" số 69, khẳng định: "Trong Thánh Lễ, cũng như trong các cử hành Phụng Vụ thánh khác, không được phép sử dụng một Kinh Tin Kính hay cách Tuyên Xưng Đức Tin không có trong các sách phụng vụ được phê chuẩn hợp lệ” (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Về Kinh Tin kính nào được qui định đọc, nói chung Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli (Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng…) nên được sử dụng. Sách Lễ Rôma mới cũng cung cấp một Kinh Tin Kính tùy chọn khác, đó là Kinh Tin Kính các thánh Tông đồ (Symbol of the Apostles, Tôi tin kính Ðức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất…), đặc biệt dùng trong các mùa Chay và mùa Phục Sinh.
Một số quốc gia đã được phép luôn sử dụng Kinh Tin Kính các thánh Tông Đồ. Nhiều Giám mục đã than phiền sự chọn lựa này, vì nó tước đi khỏi các tín hữu một trong các kho tàng của Giáo Hội; các ngài đã đề nghị quay trở lại với việc sử dụng cả hai văn bản.
Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Kinh Tin Kính thường được thay thế bằng các lời nhắc lại lời hứa rửa tội.
(Nguyễn Trọng Đa/ Zenit.org 27-6-2006)